Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ ở nơi làm việc – việc có đầy đủ kiến thức, kĩ năng là điều hết sức quan trọng đối với người lao động. Không chỉ ở nơi làm việc như nhà xưởng, văn phòng, nhà máy mà kiến thức này cũng rất hữu dụng ở chính ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, hiện tại lại có rất ít người quan tâm đến kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản để bảo vệ cho bản thân mình. Trong trường hợp nguy cấp, khi lực lượng phòng cháy chữa cháy chưa kịp xuất hiện. Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn bảo toàn được tính mạng và giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất. Dưới đây là cách xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra ở nơi làm việc, văn phòng, nhà ở bạn cần biết.
Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ ở nơi làm việc – Trang bị kiến thức các loại bình chữa cháy
Trên thị trường hiện nay có 4 loại bình chữa cháy được lựa chọn sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Bình chữa cháy dạng nước, bình dạng bột, bình bọt Foam và bình CO2. Các chữ cái ABC, BC trên thân bình dùng để nhận biết khả năng dập cháy với các ngọn lửa khác nhau.
- Chữ A: chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, bông, vải, sợi…..
- Chữ B: chữa các đám cháy chất lỏng như xăng, dầu, rượu, cồn….
- Chữ C: chữa các đám cháy chất khí như khí gas – khí đốt hóa lỏng.
Ví dụ: Bình chữa cháy có kí hiệu là MT3 và ABC tức là chữa được tất cả các đám cháy và có khối lượng nguyên liệu chữa cháy là 3kg.
Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ ở nơi làm việc – chống chỉ định sử dụng bình chữa cháy
Đối với bình chữa cháy dạng nước. Bạn tuyệt đối không sử dụng bình chữa cháy nước khi đối diện với một đám cháy xăng dầu. Bởi nguyên tử khối của xăng dầu nhỏ hơn nguyên tử khối của nước. Phun nước vào lớp xăng dầu đang cháy làm xăng, dầu nổi lên trên mặt nước từ đó làm đám cháy càng lan ra rộng hơn.
Đối với bình chữa cháy dạng bột thì bạn không nên dùng nó để chữa các đám cháy linh kiện điện tử, máy móc hay vi mạch. Bởi chất bột có thể làm hỏng các bảng linh kiện có thể dẫn đến mất dữ liệu cần sử dụng. Ở trường hợp bị cháy các linh kiện điện tử này bạn cũng nên hạn chế sử dụng bình chữa cháy bọt Foam nếu bạn vẫn muốn sử dụng lại được các thiết bị linh kiện này sau khi dập cháy. Bởi sau khi đã dập lửa các chất bọt này khô lại rất khó tẩy rửa trên bề mặt mà nó đã bám vào.
Đối với bình chữa cháy C02 Ưu tiên sử dụng dập các đám cháy nhỏ, mới bùng phát, sử dụng dập lửa trong không gian giới hạn. Tránh sử dụng trong các đám cháy ngoài trời, và tránh sử dụng trong các đám cháy có sự tham gia của các kim loại chứa kiềm như Mg, Na, K…..Đây là các kim loại có tính khử rất mạnh nên đám cháy của chúng vẫn hoàn toàn có thể cháy được nếu gặp khí CO2.
Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ ở nơi làm việc – Quy trình các bước
Bước 1. Sử dụng chuông báo động hoặc hô hoán để mọi người biết có cháy
Khi xảy ra cháy nổ, điều đầu tiên là bạn biết nhận thức nguồn vật liệu đang cháy. Sau đó nhấn còi báo cháy để cả nơi làm việc biết xảy ra đám cháy. Và nhanh chóng di chuyển người và tài sản quan trọng ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngay lúc này cần gọi 114 để lực lượng phòng cháy chữa cháy có thể đến hiện trường sớm nhất.
Bước 2. Ngắt toàn bộ nguồn điện khu vực có cháy
Cắt điện khu vực có cháy là việc làm quan trọng để đám cháy không lan rộng ra các khu vực khác. Ngoài ra việc này còn đảm bảo an toàn cho những người tham gia chữa cháy, không bị điện rò rỉ gây giật điện.
Bước 3. Dập cháy bằng những phương tiện chữa cháy sẵn có
Trong khi lực lượng phòng cháy chữa cháy chưa đến nơi, ở bất kì cơ quan tổ chức nào cũng cần trang bị bình chữa cháy.
Sau khi đã nhận biết được nguồn chữa cháy bạn chọn loại bình phù hợp để cố gắng dập lửa nhanh nhất có thể. Đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Nếu thấy đám cháy khả năng sẽ phát tán lớn hơn, và những trang bị sẵn có không thể can thiệp đủ, thì cần thoát ra ngoài bằng mọi cách, và chờ lực lượng phòng cháy chữa cháy có mặt tại hiện trường.