1. Vị trí đặt bình ga an toàn tại nhà
Nhiều gia đình có thói quen đặt bình ga sát bếp lửa, đặt nghiêng hoặc cho nằm hẳn trên mặt đất. Điều này hoàn toàn sai.
Sau đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn khi lựa chọn vị trí đặt bình ga an toàn tại nhà:
- Đặt bình ga cách nguồn nhiệt, ngọn lửa nóng từ 1 mét trở lên. Tuyệt đối không đặt bình ga quá gần nguồn nhiệt vì có thể dẫn đến cháy nổ.
- Đặt bình ga thẳng đừng, không đặt nằm ngay hay đặt nghiêng, treo lơ lửng.
- Không đặt bình ga cạnh các bình khí nén khác hay đặt gần các ổ cắm điện, dây điện.
- Đặt bình ga ở nơi thoáng mát, nơi ít người qua lại để hạn chế sự va chạm, trầy xước bình ga.
Dù nhà hẹp cũng không được đặt bình gas ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột, bọ, côn trùng vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn.
2. Không được tự ý thay đổi, tháo dỡ các bộ phận, phụ kiện của bình ga
Bình ga được sản xuất theo thông số và yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt và chuyên biệt theo quy định của nhà sản xuất cũng như quy định của cơ quan chức năng. Vì thế, việc tự ý thay đổi, tháo dỡ các bộ phận, phụ kiện của bình ga bằng cách bộ phận, phụ kiện tự mua khác có thể làm thay đổi kết cấu của bình ga. Thậm chí, các bộ phận mới này có thể là hàng trôi nổi, không chính hãng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nên có thể làm hư hòng, nổ bình ga.
Ngoài ra, việc lắp ráp tại nhà vô cùng nguy hiểm do không đủ các công cụ, máy móc hiện đại như ở hãng sản xuất cũng là lý do quan trọng mà bạn không nên tự ý thay đổi, tháo dỡ và thay mới các bộ phận, phụ kiện của bình ga tại nhà.
3. Luôn khóa van cổ bình khi không sử dụng
Sử dụng bếp gas để nấu xong nên khóa van ở đầu bình ga trước để cho ga trong ống dẫn cháy hết rồi mới tắt bếp.
Rất nhiều gia đình có thói quen sau khi nấu đồ ăn, chỉ tắt bếp. Như thế là không đủ - Cần khóa van bình gas ngay. Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn khiến gia chủ không trở tay kịp.
4. Thay bếp mới và thay ống dẫn ga đã cũ
Vệ sinh bếp và các thiết bị sử dụng gas thường xuyên. Nên thay thế bếp mới nếu bếp cũ bị rỉ sét, kém chất lượng và mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Thông thường nguyên nhân các vụ nổ khí gas xảy ra khi gas bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột, côn trùng cắn... Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận "nhạy cảm" dễ bị rò rỉ, nên tốt nhất sau từ 3 đến 5 năm sử dụng, người dân nên tự giác thay mới để phòng ngừa và ngăn chăn sự cố cháy nổ có thể xảy ra.
Định kỳ, hàng tuần/ hàng tháng kiểm tra các thiết bị gas, có thể dùng nước xà phòng bôi vào vỏ bình, van, ống dẫn gas, nếu thấy có bong bóng nổi lên bất thường, có thể nơi ấy bị rò rỉ. Từ đó báo cho nhân viên công ty đến thu hồi, thay mới hoặc sửa chữa.
5. Có biện pháp xử lý khi phát hiện rò rỉ khí ga:
Đóng nguồn gas ngay lập tức. Nếu không có bình cứu hỏa, hãy dùng vải dày hoặc chăn nhúng nước phủ dập tắt đám cháy.
Tuyệt đối không làm phát sinh tia lửa như: Bật/tắt công tắt điện, quạt điện, sử dụng điện thoại di động. Ngay lập tức khóa van cấp gas.
Mở thông thoáng các cửa, dùng quạt thủ công để làm phát tán khí gas.
Nếu thấy chỗ rò, rỉ thì dùng vải ướt quấn quanh chỗ rò, rỉ hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò, rỉ tạm thời.
Nếu xảy ra sự cố khi đang sử dụng phải dùng chăn ướt phủ lên bếp hoặc bình cho tắt lửa hoặc dùng bình chữa cháy phun dập tắt đám cháy.
Báo ngay cho nhà cung cấp đến xử lý.
Gọi ngay 114 để có đội chữa cháy chuyên nghiệp đến ứng cứu nếu đám cháy bùng phát mạnh mẽ.
Nên trang bị ngay các loại bình chữa cháy để dập tắt đám cháy kịp thời