Khi phát hiện được đám cháy nhờ hệ thống báo động thì công việc tiếp theo được máy bơm chữa cháy đảm nhận chính để có thể nhanh chóng dập tắt đám cháy tránh ảnh hưởng đến khu vực và con người xung quanh. Tuy nhiên vì là máy móc nên không thể tránh khõi những sự cố khi sử dụng vì vậy mà bạn cần phải có biện pháp kiểm tra để kịp thời ngăn chặn.
Những sự cố nguy hiểm khi sử dụng máy bơm chữa cháy
Máy bơm chữa cháy cần kiểm tra vận hành thử ít nhất 1 lần/1 ngày để theo dõi kiểm tra thường xuyên nếu có sự cố xảy ra với máy bơm thì sẽ kịp thời khắc phục nhằm đảm bảo máy bơm chữa cháy luôn sẵn sàng hoạt động tốt nhất khi cần thiết. Bạn có thể xem qua các thiết bị chữa cháy Firepro Xtinguish Hochiki mà chúng tôi cung cấp để có thêm lựa chọn cho mình.
Nòng máy bị đóng cứng, các chi tiết máy bị rỉ sét
Do máy bơm trong thời gian dài không vận hành, không tra dầu mỡ, không bảo trì định kỳ, không có mái che mưa nắng cho máy bơm dẫn đến các hậu quả sau:
- Các chi tiết máy bị mưa nắng gây rỉ sét, nòng máy do lâu ngày không vận hành kiểm tra dẫn đến bó cứng không thể hoạt động trơn tru bình thường được.
- Nước bơm nhiễm phèn, trong quá trình hoạt động lâu ngày đóng thành từng mảng lớn gây cản trở dòng nước lưu thông, giảm hiệu suất hoạt động, gây cản trở cánh bơm trong đầu bơm.
- Luppe bị rác cặn gây tắt nghẽn khi hút, một số đất cát nhỏ chạy vào đường hút kéo lên đầu bơm đọng lại trong đầu bơm gây kẹt cánh quạt bơm khi hoạt động, ảnh hưởng đến bạc đạn và làm hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của đầu bơm và bạc đạn.
Máy bơm chữa cháy bị hở bạc, ra khói đen hoặc trắng nhiều, cốt máy bị bó cứng
Trong quá trình hoạt động lâu dài mà không bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, không thay nhớt, vệ sinh, tra dầu mỡ dẫn đến các thiết bị của máy bơm bị mài mòn ( nhất là bạc đạn) gây mất trọng tâm của cốt máy, trục bơm dẫn đến mài mòn các thiết bị đi kèm. Máy bơm khi hoạt động có phát ra tiếng kêu ồn do ma sát giữa bạc đạn và cốt máy, lâu ngày dẫn đến bể bạc đạn hoặc cốt máy bị bó cứng.
Dầu nhớt do không được thay thế định kỳ sau thời gian dài hoạt động dẫn đến dầu nhớt trong máy không còn độ nhờn, các chi tiết máy bắt đầu bị ma sát khi hoạt động dẫn đến mài mòn, các cặn kim loại li ti được tạo ra do sự mài mòn của các thiết bị lắng đọng và di chuyển trong động cơ gây nên sự ma sát rất cao dẫn đến các chi tiết máy nóng hơn.
Sau một thời gian dài vận hành thì bạc máy bơm chữa cháy bị hở, không còn độ kín như trước, pittong bị cặn bám, dẫn đến máy khó nổ, hoặc nổ ra nhiều khói đen hoặc trắng.
Bình chứa nhiên liệu bị rỉ sét
Máy bơm chữa cháy bị rỉ sét, hư bạc đạn tạo ra tiếng kêu ồn khi vận hành do không có mái che che mưa nắng và không bảo dưỡng.
Bình chứa nhiên liệu bị rỉ sét do sử dụng trong thời gian dài mà không vệ sinh bảo trì dẫn đến rỉ sét, các cặn rỉ sét này bị rớt xuống bình chứa nhiên liệu theo đường dẫn nhiên liệu đến buồng đốt dẫn đến các hậu quả sau:
- Đường ống dẫn nhiên liệu bị tắt nghẽn dẫn đến nhiên liệu tiếp cho buồng đốt trong quá trình hoạt động không đều.
- Bình xăng con, lọc nhiên liệu bị các chất rỉ sét sinh ra cặn lắng đọng, bám vào bình xăng con, bám vào bộ lọc gây tắt nghẽn cho bình xăng con => động cơ nổ không đều, khó nổ khi khởi động.
Không khởi động chạy thử, kiểm tra định kỳ
Các nhà sản xuất máy bơm, bình chữa cháy thường yêu cầu kiểm tra thường xuyên định kỳ, máy móc phải chạy khởi động ít nhất 1 ngày 1 lần để đảm bảo máy móc luôn vận hành ổn định và nếu có sự cố xảy ra thì khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên các đơn vị khi sử dụng máy bơm chữa cháy thường bỏ quên vấn đề này, họ chỉ vận hành máy khi cần sử dụng hoặc khi cơ quan chức năng đến kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Các máy móc lâu ngày không vận hành sử dụng dẫn đến các thiết bị bị chết cứng, pittong lâu ngày không vận hành dẫn đến bó cứng, các chi tiết bị rỉ sét. Khi cần sử dụng thì không thể vận hành được hoặc vận hành được nhưng không thể duy trì hoạt động dẫn đến máy tự tắt ngay sau khi vận hành. Chính vì vậy các máy bơm chữa cháy cần được bảo dưỡng kiểm tra định kỳ đầy đủ, phải được vận hành khởi động thường xuyên.
Thay thế thiết bị không phù hợp
Các chi tiết máy bugi, dây dẫn, lọc nhiên liệu, IC….sau một thời gian sử dụng cần phải thay thế mới để đảm bảo hiệu quả sử dụng, hiệu suất hoạt động.
Khi các chi tiết máy nhỏ bị hư hỏng, ví dụ như bugi, một số đơn vị thường tự mình thay thế bugi, mua 1 bugi không đúng với kích cỡ của máy, không phù hợp dẫn đến máy khó nổ hoặc không thể khởi động do bugi đánh lửa không được.
Bộ hút chân không của máy bơm bị hư hỏng
Các máy bơm chữa cháy 2 thì ( xăng pha nhớt) thường có bộ hút chân không, bộ hút chân không này có nhiệm vụ hút hết chân không trong đường ống khi máy bơm bắt đầu hoạt động để tạo áp hút nước từ luppe lên.
Bộ hút chân không này thường hay sử dụng khi cần hút chân không trong đường ống để đường ống luppe dễ dàng hút nước lên, nhưng trong quá trình sử dụng nước chứa đầy khoang đầu bơm và luôn sẵn sàng như thế dẫn đến bộ phận này hầu như bị lãng quên không sử dụng nên hay bị bó cứng hoặc rỉ sét.
Trong quá trình sử dụng lâu dài không bảo dưỡng cũng dẫn đến tình trạng bộ hút chân không bị rơ, hư hỏng cần phải thay lá đồng, làm lại cốt của bộ hút chân không.
Trên đây là những lỗi khá nguy hiểm khi gặp phải trên máy bom chữa cháy trong quá trình vận hành của nó. Nếu bạn không có phương án kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế định kì đúng đắn thì chính thiết bị chữa cháy này sẽ là trở ngại lớn nhất trong việc bạn muốn dập tắt đám cháy khi nó chỉ mới vừa xuất hiện.